Options - Quyền chọn
1. Quyền chọn thông thường
Quyền chọn (Options) là 1 loại hợp đồng cho phép người mua:
(1) Được lựa chọn quyền mua khi họ muốn hoặc không muốn mua
(2) Mua hoặc bán tài sản cơ bản với
(3) Giá thực hiện khi quyền chọn đến hạn
(4) Vào ngày hết hạn hợp đồng
2. Quyền chọn nhị phân (Binary Options)
Còn được gọi tắt là trade BO, có một số tên gọi khác như quyền chọn kép, quyền lựa chọn kỹ thuật số, quyền chọn “được ăn cả ngã về không” hoặc quyền chọn lãi cố định.
Quyền chọn nhị phân là quyền chọn dựa trên kết quả nhị phân thành công hoặc thất bại. Bên nào chọn đúng kết quả (thành công hoặc thất bại) sẽ thắng toàn bộ tiền cược.
3. Quyền chọn mua (Call Options)
Cho phép người mua có quyền (thay vì nghĩa vụ) được mua các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử…) ở mức giá và ngày cụ thể trong tương lai được ghi rõ trong hợp đồng quyền chọn.
4. Quyền chọn bán (Put Options)
Cho phép người mua có quyền (thay vì nghĩa vụ) được bán các tài sản (cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử…) ở mức giá và ngày cụ thể trong tương lai được ghi rõ trong hợp đồng quyền chọn.
5. Phí mua quyền chọn (Premium)
Là giá thị trường khi mua một quyền chọn.
Bằng cách trả phí mua quyền chọn, bạn đã mua quyền thực hiện quyền chọn đó. Người bán nhận được khoản phí quyền chọn này như một phần thưởng / phần bù cho việc họ bán quyền chọn.
Xem cách tính premium bằng công thức Black Scholes tại đây.
6. Lãi & Lỗ (PnL)
Lãi & lỗ thể hiện sự thay đổi giá trị và vị thế của một nhà giao dịch. Trong khi một giao dịch vẫn đang mở, PnL được coi là "chưa thực hiện" và khi giao dịch kết thúc, nó trở thành PnL "đã thực hiện".
7. Thực hiện quyền chọn (Exercising an Option)
Thực hiện quyền chọn là hành động hiệu lực hóa quyền mua hoặc bán một công cụ tài chính cơ bản được chỉ định trong hợp đồng quyền chọn với mức giá thực hiện (strike price).
8. Thanh toán hợp đồng (Settlement)
Sau khi thực hiện một quyền chọn, các bên liên quan cần thanh toán 1 khoản nhất định tùy vào loại hợp đồng quyền chọn mà họ giao dịch. Trên thực tế, hợp đồng đã thực hiện được phản ánh thông qua sự chuyển giao tài sản qua lại giữa người mua và người bán. Đối với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt, nhà giao dịch thực hiện quyền chọn được thanh toán bằng tiền mặt (không trao đổi tài sản) dựa trên PnL của họ.
9. Quyền chọn khống (Naked Option)
Quyền chọn khống là quyền chọn được viết bởi một người mua hay người bán không sở hữu tài sản cơ sở, là một vị thế trường bởi người bán quyền chọn mua, hoặc một vị thế ngắn hạn bởi người bán quyền chọn bán. Việc bán quyền chọn mà không nắm giữ bất kỳ (hoặc đủ) tài sản cơ bản nào để bảo vệ khỏi các biến động giá bất lợi khiến nhà giao dịch phải chịu rủi ro tương đối lớn.
10. Tài sản đảm bảo (Collateral)
Tài sản đảm bảo là một tài sản bất kỳ được chấp nhận làm bảo đảm cho một khoản vay hoặc rủi ro tín dụng. Đối với quyền chọn, tài sản đảm bảo là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo rằng các bên giao dịch có khả năng giữ được vị thế của mình nếu họ gặp lệnh ký quỹ.
Chú thích bổ sung: Lệnh ký quỹ (margin call) là một thông báo từ sàn giao dịch rằng bạn có thể bị thua lỗ hoặc tất cả các lệnh của bạn đang có nguy cơ bị đóng hoặc thanh lý. Đây là điều mà không nhà đầu tư nào mong muốn.
11. Phòng ngừa rủi ro (Hedging)
Là hành động mua các tài sản bổ sung (thường là nghịch đảo) để giảm thiểu rủi ro của nhà giao dịch đối với các biến động giá đột ngột gây bất lợi cho họ. Quyền chọn là một phương pháp phổ biến để phòng ngừa rủi ro vì chúng cho phép các nhà giao dịch giới hạn tổn thất của họ ở một số tiền cố định, gần như hoạt động như một khoản bảo hiểm.
Last updated